Trong giai đoạn hậu Covid 19, thương mại điện tử vẫn là kênh mua sắm được nhiều người tiêu dùng lựa chọn.

Người tiêu dùng tìm đến thương mại điện tử (TMĐT) ngày một nhiều hơn nhờ vào danh mục sản phẩm đa dạng, nhiều chương trình mua sắm kết hợp giải trí thú vị và loạt ưu đãi độc quyền đến từ các nhãn hàng, nhà bán hàng.

Sàn TMĐT dần “thế chân” kênh mua sắm truyền thống

Sách trắng TMĐT Việt Nam do Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số, Bộ Công Thương phát hành năm 2022 cho thấy Việt Nam có tỷ lệ người mua sắm trực tuyến lên đến 49%. Đây là một trong nhiều cơ sở để Facebook và Công ty tư vấn Bain & Company (Mỹ) đưa ra dự báo Việt Nam là thị trường thương mại điện tử phát triển nhanh nhất Đông Nam Á vào năm 2026. Cụ thể, trong báo cáo hàng năm “SYNC Southeast Asia”, các đơn vị nghiên cứu dự đoán tổng giá trị hàng hóa thương mại điện tử Việt Nam ước đạt 56 tỷ USD, gấp 4,5 lần giá trị năm 2021.

Báo cáo cũng làm rõ khoảng 49% người tiêu dùng Việt chuyển sang mua sắm trực tuyến trong vòng 3 tháng cuối năm 2021, sau khi so sánh với kênh mua sắm truyền thống về ưu đãi giá (45%), chất lượng sản phẩm (34%) và hàng hóa sẵn có (33%).

 

Sàn TMĐT trở thành kênh mua sắm yêu thích của nhiều người trẻ nhờ vào sự tiện lợi và đa dạng.

Tăng trưởng này được thúc đẩy bởi sự chuyển đổi trong thói quen mua sắm của người tiêu dùng trong và sau đại dịch Covid-19. Trong khi các doanh nghiệp xem cơ hội đưa hàng hóa lên sàn TMĐT là yếu tố sống còn giữa đại dịch thì người dân ngày càng chuộng hình thức mua sắm trực tuyến bởi yếu tố tiện – rẻ – nhanh. Việc ứng dụng các công nghệ mới như ngân hàng số, thanh toán qua QR Code, ví điện tử… vào nền tảng TMĐT cũng góp phần kích thích thói quen tiêu dùng trực tuyến.

Gen Y và Z dẫn dắt xu thế “chốt đơn” online

Khảo sát của PwC về nhu cầu tiêu dùng của 9.069 người dân tại 25 quốc gia, vùng lãnh thổ (gồm Việt Nam) cho thấy trong bối cảnh lạm phát, 50% người tham gia mong muốn mua sắm trực tuyến nhiều hơn, cao nhất là thế hệ Millennials và thế hệ Z.

Hữu Phước thường mua sắm trên Shopee 5 lần/tháng.

Cũng như nhiều người trẻ thế hệ số, Hữu Phước (sinh viên ĐH Quốc Tế, TP.HCM) thường dành 5 lần/tháng để “shopping tour” trên Shopee. Theo tính toán của Phước, việc chốt đơn online giúp Phước tiết kiệm khoảng 30% so với mua sắm trực tiếp tại chợ, cửa hàng. 

Theo Phước, so với các nền tảng khác, Shopee ghi điểm bởi giao diện sống động. Điểm hấp dẫn là người trẻ chẳng cần “dạo chơi” trên nhiều nền tảng bởi sàn đáp ứng mọi nhu cầu từ mua sắm đến giải trí. 

“Ngoài lợi thế ngồi nhà nhận hàng, Shopee mang đến trải nghiệm mua sắm thú vị thông qua hoạt động săn mã giảm giá từ các nhãn hàng. Bên cạnh đó, nhờ việc xem livestream, mình canh được nhiều deal hời từ các gian hàng”, Phước cho biết.

Khánh Vi đánh giá cao ưu đãi về giá bán, voucher của các gian hàng trên Shopee.

Kinh nghiệm chốt đơn của Khánh Vi (Bến Tre) là lên danh sách mặt hàng cần mua, thêm vào giỏ hàng trước dịp sale tầm 3-4 ngày, canh khung giờ vàng 0h và mua ngay những món giảm giá. Cô nàng không quên canh voucher dịp sale số đôi của nhà bán hàng, nhãn hàng để tối ưu giá. 

“Một điều hấp dẫn nữa là thanh toán bằng thẻ tín dụng, thẻ ngân hàng để được giảm thêm vài phần trăm. Hoặc khi thanh toán, bạn kiểm tra chéo mã thanh toán ShopeePay, ngân hàng đối tác… để chọn mã giảm nhiều nhất”, Vi nói thêm.

Thông qua mạng lưới liên kết doanh nghiệp, sàn Shopee mang đến nhiều sản phẩm giá tốt góp phần kích thích tiêu dùng online. Ngoài ra, nền tảng này còn là nơi mua sắm kết hợp giải trí, thú hút đông đảo người trẻ tham gia chương trình tương tác hay theo dõi livestream để nhận voucher từ nhà bán. 

Gần nhất, Shopee tổ chức sự kiện “9.9 Ngày siêu mua sắm” với chuỗi ưu đãi từ nhà bán hàng và thương hiệu, giúp người dùng tiết kiệm hơn 103 tỷ đồng. Trong đó, nhiều chương trình giải trí thu hút đông đảo người xem. Tính riêng chương trình “12h rồi! Shopee Live thôi” đã cán mốc 2 triệu lượt xem trực tuyến suốt chiến dịch.

Sở hữu nhiều ưu thế, Shopee tiếp tục mang đến nhiều giá trị hơn cho người tiêu dùng, từ đó thúc đẩy sự phát triển của TMĐT tại Việt Nam.