Chị Nguyễn Thị Mỹ Thanh, tạm trú ấp Vĩnh phú, xã Vĩnh Hội Đông, huyện An Phú, tỉnh An Giang, là con của ông Nguyễn Văn Bé, sinh năm 1952, thương binh 2/4, hiện bệnh tâm thần và bị tai biến mạch máu não, gửi đơn đến các cơ quan ngôn luận (trong đó có Tạp chí Văn hiến Việt Nam), cầu cứu giúp đỡ cho gia đình chính sách lấy lại sự công bằng trong tranh chấp đất đai tại huyện An Phú; mong có một bản án phúc thẩm khách quan, đúng pháp luật của TAND tỉnh An Giang.

 

Đơn cầu cứu giúp đỡ của Bà Thanh gởi đến toà soạn.

Nội dung vụ án

Nguyên đơn: Ông Nguvễn Văn Sơn, sinh năm 1952, bà Huỳnh Thị Lệ, sinh năm 1960, cùng địa chỉ: ấp Vĩnh Phú, xã Vĩnh Hội Đông, huyện An Phú, tỉnh An Giang. Đại diện theo ủy quyền cho ông Sơn, Lệ là ông Nguyễn Thiên Tường (là người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan trong vụ án).

Bị đơn: Ông Nguyễn Văn Bé, sinh năm 1952, ông Nguyễn Phước Thọ, sinh năm 1985; bà Nguyễn Thị Dung, sinh năm: 1982, cùng địa chỉ: ấp Vĩnh Phú, xã Vĩnh Hội Đông, huyện An Phú, tỉnh An Giang. Đại diện theo ủy quyền của ông Nguyễn Văn Bé là bà Nguyễn Thị Mỹ Thanh, sinh năm 1987, địa chỉ: Ấp Vĩnh Hội, xã Vĩnh Hội Đông, huyện An Phú, tỉnh An Giang.

Tại tòa Nguyên đơn cho rằng: Phần đất tranh chấp có nguồn gốc từ ông Hồ Vân Dược bỏ hoang thời chế độ cũ nên ông Sơn, bà Lệ khai phá, canh tác diện tích 7.000m2 tọa lạc tại xã Phú Hội, nay chia tách thành ấp Vĩnh Phú, xã Vĩnh Hội Đông, huyện An Phú, tỉnh An Giang. Gia đình ông Sơn cỏ kẻ khai nộp thuế hàng năm cho Nhà nước. Năm 2013, ông Sơn tranh chấp đất với ông Nguyễn Văn Bé do ông Bé cất nhà cho ông Thọ lấn qua phần đất của ông Sơn. Năm 2018, ông Thọ cất thêm nhà ra mí đường lộ và cùng trong năm 2018, ông Bé tiếp tục cất nhà cho bà Dung trên phần đất tranh chấp. Sau đó, phía gia đình ông Bé tiếp tục xây cất vật kiến trúc trên phần đất tranh chấp nẻn ông Sơn nhiều lần báo chính quyền địa phương nhưng không ngăn chặn được. Nay, nguyên đơn yêu cầu ông Bé di dời 2 căn nhà ông Thọ, bà Dung và toàn bộ vật kiến trúc xây dựng ra khỏi phần đất để trả lại đất cho ông Sơn, bà Lệ và bồi thường thiệt hại cây trồng bị chặt hạ, với số tiền 10.000.000 đồng.

Nhưng Bị đơn ông Nguyễn Văn Bé không đồng ý các yêu cầu của nguyên đơn, vì việc xây nhà cho Thọ, Dung nằm trên phần đất của gia đình ông; yêu cầu đưa UBND huyện An Phú vào tham gia tố tụng với tư cách người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan trong vụ án, do ủy ban huyện An Phú là cơ quan quản lý về đất đai để làm rõ nguồn gốc đất tranh chấp.

Phiếu trả lời đơn tranh chấp đất đai ngày 30/01/2018 của Ban Tiếp công dân huyện An Phú (bút lục số 376), nội dung các văn bản trên đều cho rằng, các giấy tờ do ông Sơn cung cấp không thể hiện vị trí đất tranh chấp và ông Sơn không trực tiếp sử dụng phần đất này.

Bản án dân sự sơ thẩm số: 347/2020/DS-ST ngày 10/9/2020 của TAND huyện An Phú, tỉnh An Giang, xử: Ông Sơn, bà Lệ được quyền sử dụng phần đất 281,3m2 theo Bản vẽ hiện trạng khu đất ngày 25/9/2019 Văn phòng đăng ký đất đai Chi nhánh An Phú. Buộc ông Bé, ông Thọ, bà Dung di dời toàn bộ căn nhà, vật kiến trúc trả lại phần đất trên cho ông Sơn và bà Lệ tại các điểm 19, 15, 20, 29, 8, có diện tích 281,3m2 theo Bản vẽ hiện trạng khu đất ngày 25/9/2019 Văn phòng đăng ký đất đai Chi nhánh An Phú và theo Biên bản xem xét thẩm định tại chỗ ngày 14/9/2020 của TAND huyện An Phú. Tiếp tục duy trì Quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời số 612/2019/QĐ – BPKCTT của TAND huyện An Phú. Giải tỏa Quyết định số 608/2019/QĐ – BPBĐ Quyết định buộc thực hiện biện pháp bảo đảm của TAND huyện An Phú. Ông Sơn được nhận lại 30.000.000 đồng.

Án sơ thẩm chưa bảo đảm căn cứ khách quan!

Theo nhận định của Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh An Giang tại Kháng nghị phúc thẩm: Việc án sơ thẩm nhận định mâu thuẫn với Văn bản trả lời đơn tranh chấp đất đai số 02/TD-TNMT ngày 19/01/2016 củạ Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện An Phú (bút lục số 367); Công văn số 739/UBND-NC ngày 21/6/2019 của UBND huyện An Phú (bút lục số 368) và Phiếu trả lời đơn tranh chấp đất đai ngày 30/01/2018 của Ban Tiếp công dân huyện An Phú (bút lục số 376), nội dung các văn bản trên đều cho rằng, các giấy tờ do ông Sơn cung cấp không thể hiện vị trí đất tranh chấp và ông Sơn không trực tiếp sử dụng phần đất này.

Văn bản kiến nghị của Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh An Giang tại Kháng nghị phúc thẩm.

Việc án sơ thẩm cho rằng: “Đối với Biên bản của ông Phạm Hồng Chạp và ông Ngô Ngọc Chấn thì ông Chạp cho rằng ông có xác nhận cho ông Sơn có hộ khẩu tại Phú Hội để nhận tiền đền bù, Sau này, phần đất tranh chấp bị chia tách về xã Vĩnh Hội Đông. Ông Chấn là cán bộ thu thuế xác định ông Sơn có đóng thuế hàng năm. Đây là căn cứ quan trọng thể hiện ông Sơn có quả trình sư dụng đất, có đất kê khai đóng thuế theo quy định cho Nhà nước. Sổ kê khai diện tích và thu nộp thuế nông nghiệp ngày 28/2/1991 chủ hộ ông Nguyễn Văn Sơn, trong sổ nộp thuế có thể hiện ông Sơn có 1ha đất ruộng và 0,7 ha đất rẫy, phần xác nhận của Ban thuế xã, phường ông Chấn có ký tên vào. Việc mục đích sử dụng đất sẽ do Chủ sử dụng đất đăng ký và xác định của cơ quan quản lý đất đai. Căn cứ lời khai của người làm chứng ông Kiều Thanh Thao bà Nguyễn Thị Hiệp đều xác định phần đất tranh chấp này của ông Sơn cùng dãy đất với phần đất tranh chấp chiều dài từ lộ nông thôn đi vào khoảng 6m ông Sơn đã bán cho ông Thao, ông Đặng. Phần còn lại các hộ này mua của ông Bé. Phù hợp với phần trình bày của phía nguyên đơn” là chưa phù hợp với các tình tiết, chứng cứ thực tế. Vậy chưa xác minh làm rõ chứng cứ mà nguyên đơn cung cấp … nhưng lại tuyên xử chấp nhận yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn, buộc bị đơn di dời cả nhà đất là chưa bảo đảm căn cứ khách quan.

Ngoài ra, quá trình giải quyết án, nguyên đơn có yêu cầu bổ sung tại phiên tòa ngày 3/7/2020 và sau đó, tòa án đã ra thông báo thụ lý bổ sung đối với yêu cầu bổ sung của nguyên đơn về việc phía ông Bé cất thêm một căn nhà vào thời điểm tháng 4, tháng 5 năm 2020. Tòa án đã tiến hành xem xét thẩm định phần đất tranh chấp, kết quả xác định trên phần đất tranh chấp, phía ông Bé có xây cất thêm công trình phụ trợ (trại bán nước), kích thước ngang 6m, dài 9m; kết cấu nền bê tông, khung gỗ tạp, cột bê tông, vách tôn, mái tôn, cửa sắt (do bà Nguyễn Thị Mỹ Thanh quản lý, sử dụng) nhưng không đưa bà Nguyễn Thị Mỹ Thanh và UBND huyện An Phú vào tham gia tố tụng là vi phạm nghiêm trọng về thủ tục tố tụng, làm ảnh hưởng đến trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự.

Vì các lẽ trên, đề nghị TAND tỉnh An Giang xử phúc thẩm theo hướng: Hủy toàn bộ Bản án dân sự sơ thẩm số: 347/2020/DS-ST ngày 10 tháng 9 năm 2020 của TAND huyện An Phú; chuyển hồ sơ về cấp sơ thẩm giải quyết lại theo quy định của pháp luật.

Cần một bản án phúc thẩm khách quan, đúng pháp luật!

Trong đơn, chị Nguyễn Thị Mỹ Thanh, nêu nguyện vọng của gia đình người cao tuổi: Từ bản án thể hiện dấu hiệu oan sai trên, mà gia đình ông Sơn gồm vợ, con, dâu, cháu dùng ống tuýt sắt, dao tràn qua nhà đánh, chém người trong gia đình tôi, gây thương tích 4 người phải nhập viện cấp cứu, kết quả giám định thương tật 13% cho ông Nguyễn Phước Thọ, chị Thanh 2%, chị Dung 1%. Nhưng Công an huyện An Phú ra Thông báo số 17 ngày 6/11/2020 tạm đình chỉ vụ án hình sự với lý do chưa xác định được bị can theo quy định pháp luật (điểm a khoản 1 Điều 229 Bộ luật Tố tụng hình sự). Đã hơn 1 năm nhưng vụ án có nhiều người cầm hung khí xông vào nhà người khác đâm, chém gây thương tích cho nhiều người khác, tổng thương tích của 3 người là 16% vẫn chưa tìm ra thủ phạm. Nay gia đình tôi mong muốn được TAND tỉnh An Giang giải quyết bằng bản án phúc thẩm khách quan, đúng pháp luật, để làm sáng tỏ nguồn gốc khai thác và sử dụng đất từ trước đến nay của gia đình tôi, trả lại sự công bằng trong xã hội”.

Ban Bạn Đọc/vanhienplus