Hoàng Xuân Doanh chinh phục 63 tỉnh thành của Việt Nam trong vòng 240 ngày với giá chỉ 0đ

Vốn là một cậu sinh viên nghèo có niềm đam mê với những chuyến đi anh đã tìm thấy sứ mệnh của đời mình trên mảnh đất Sapa mờ sương. Sinh năm 1990, quê ở Thái Bình với sở trường giao tiếp giỏi, ngoại ngữ tốt, lại có đam mê với du lịch nên Hoàng Xuân Doanh được mọi người yêu mến và nhanh chóng trở thành một doanh nhân trẻ thành đạt.

Hành trình đi đến thành công của doanh nhân trẻ, đầy nghị lực.

Để có được thành công như ngày hôm nay, chắc hẳn Hoàng Xuân Doanh đã phải đánh đổi nhiều thứ. Chia sẻ về cơ duyên đưa anh chàng “bén duyên” với ngành du lịch chính là chuyến đi dài 240 ngày cách đấy 7 năm. Anh nói: “Ngày đó khi đang còn là sinh viên năm 3 đại học tôi cùng với một người bạn là Nguyễn Văn Đạo lên kế hoạch thử thách bản thân bằng việc trải nghiệm đi hết 63 tỉnh thành của Việt Nam bằng xe máy. Vì lúc đi không mang theo tiền nên chúng tôi đã tìm cách kiếm tiền bằng kiến thức của mình đó là lấy đặc sản vùng này sang vùng khác bán lại hoặc đăng lên facebook để bán”. Đây có lẽ là một cách hay đối với những ai vừa muốn đi du lịch nhưng vẫn muốn kiếm thêm tiền. Hoàng Xuân Doanh chia sẻ thêm: “Lúc đầu không có tiền vốn chúng tôi đành bán hết số đồ ăn mang theo để lấy vốn. Đa số người dân mua bởi câu chuyện của các mình và thế rồi chúng tôi cũng có tiền để trang trải suốt hành trình. Bên cạnh đó cũng có những khó khăn trong suốt chuyến đi đó là bất đồng về ngôn ngữ vùng miền, và khi về tới miền núi phía Bắc thì chúng tôi không thể kinh doanh được vì toàn bà con dân tộc nên đành phải xin đi làm cỏ bán rau ngoài chợ để kiếm tiền”.

Chính vì chuyến đi này Hoàng Xuân Doanh đã nhận thấy là bản thân là người thích xê dịch và tiếp xúc với những người lạ. Cùng với thuận lợi về thời tiết ở Sapa có đủ bốn mùa mà anh thích nên kể từ đó anh chàng chọn Sapa để bắt đầu với công việc làm du lịch. Những ngày đầu ở sapa rất khó khăn, anh Doanh trải lòng: “Tới nỗi tiền không có để bám trụ được tôi đã phải xin làm thuê cho một nhà hàng, nửa ngày làm nửa ngày còn lại đi tìm hiểu về Sapa. Và cũng mất gần một năm sau khi tôi lên Sapa làm, công việc đầu tiên đó là làm hướng dẫn viên miễn phí để tiếp cận dần sau một thời gian có một chút vốn cùng sự hỗ trợ của một số anh chị quen biết tôi đã thuê đươc cái nhà nghỉ bảy phòng để bắt đầu kinh doanh lưu trú”. Lúc đó công việc kinh doanh của chàng trai này chủ yếu là trên facebook để tìm kiếm khách hàng, anh cùng một nhóm bạn đã thành lập ra 1 group tên là review Sapa. Nhưng ngay sau đó group bị vi phạm tiêu chuẩn cộng đồng nên đã bị khóa, giờ anh đang làm lại group du lịch Sapa. Đến năm 2018 anh về đồng hành cùng công ty vận tải Interbuslines và đến thời điểm hiện tại anh đang đảm nhiệm trưởng bộ phận maketing truyền thông bên này.

Năm vừa qua, do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID 19 nên về phía công ty có đôi phần ảnh hưởng. Nhưng bên phía anh Doanh luôn có nhưng quỹ dự phòng rui ro riêng. Đôi khi do dịch bệnh nên các bên khác sẽ cắt giảm về việc truyền thông maketing nhưng bên anh Doanh lại tập chung gấp đôi ngân sách cho việc học tập và đào tạo đội ngũ. Về việc đào tạo nhân lực bên phía anh Hoàng Xuân Doanh áp dụng chiến lược đào tạo chéo và đào tạo dự phòng. Tức là người vào trước đào tạo người vào sau và nếu một người muốn nghỉ việc thì phải đào tạo được bản sao của mình trước khi nghỉ. Đây là một cách hay để vừa đào tạo thêm nhân lực mới, vừa đảm bảo chất lượng của mỗi nhân lực.

Điểm khác biệt trong việc kinh doanh

Điểm khác biệt đối với doanh nhân trẻ này so với các doanh nghiệp khác đó là không đi theo xu hướng đám đông mà luôn tạo ra cho mình một thị trường một sản phẩm không ai có thể sao chép được. Tuy là một chiến lược hay nhưng khá nguy hiểm đối với một doanh nghiệp đang kinh doanh và cạnh tranh với các doanh nghiệp khác. Với anh, “thương trường như chiến trường” chỉ đúng khi ta quyết sống chết với một đối thủ nào đó. Còn quan điểm của anh đó là “dĩ hòa vi quý” và tạo ra nối đi riêng để không đối thủ nào có thể sao chép được. Doanh nhân trẻ đã khẳng định: “đỉnh cao của maketing đó là tạo ra một sản phẩm không giống ai nhưng khiến khách hàng lựa chọn mình chứ không phải đối thủ”.

Sapa vào những ngày rét đậm rét hại như hiện tại quả là một lợi thế đối với anh Doanh và ngành du lịch nói chung. Bởi có thể tạo thành băng tuyết từ đó thu hút khách du lịch ở những vùng đất nóng, chưa được thấy băng tuyết tới tham quan và trải nghiệm cái lạnh mùa đông của Sapa. Từ đó, doanh thu của các công ty du lịch cũng được nâng lên đáng kể.

Gia đình và bạn bè của Hoàng Xuân Doanh không ai chọn kinh doanh du lịch nhưng khi biết anh kinh doanh du lịch thì gia đình cũng không ngăn cản còn ủng hộ. Đối với con cái, anh không ép buộc các con phải theo định hướng của bố mẹ mà chỉ là cố vấn cho các con lựa chọn ngành nghề phù hợp với khả năng và năng lực của mình để có một hướng đi đúng đắn.

Trong tương lai, Hoàng Xuân Doanh dự định sẽ mở thêm nhiều tuyến về Hà Giang, Quảng Ninh và các tỉnh khu du lịch phía trong. Đồng thời, tập trung xây dựng công đồng qua hệ thống group và phát triên thêm kênh YouTube và Tik Tok để làm thương hiệu.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.