Tuổi trẻ online – ‘Hát vì khán giả, vì đam mê chứ đừng nói đến kinh tế. Vì nếu muốn kiếm tiền thì chắc sẽ không chọn nghề này’ là lời mà nghệ sĩ hát bội Minh Minh Tài nhắn nhủ khi nhắc đến cái nghề làm Kép, làm Đào…

https://youtu.be/5Ik_QLyIEvE

Những người lưu giữ hát bội – Video: Việt Chung

Hát bội xuất hiện từ khá sớm ở Việt Nam, xuất phát từ ca vũ dân tộc và trở thành loại hình nghệ thuật đặc sắc qua hàng nghìn năm. Tuy nhiên loại hình nghệ thuật này đang đứng trước nguy cơ dần bị lãng quên và mai một theo dòng chảy của thời gian.

Tuồng cổ Ngọc Khanh - đoàn hát bội hiếm hoi ở Sài Gòn - Ảnh 2.

Đoàn hát tuồng cổ Ngọc Khanh là một trong những đoàn hát bội hiếm hoi còn hoạt động ở Sài Gòn. Đoàn được thành lập bởi nghệ sĩ ưu tú Ngọc Khanh (64 tuổi) và chồng từ những năm 1990.

Sau 28 năm rong ruổi cũng có nhiều người không trụ được với đoàn rồi đi, người mới đến và hiện thành viên trong đoàn là 28 người. Đa phần chỗ diễn của đoàn là ở các Miếu, Đình xung quanh khu vực TP.HCM và các tỉnh lân cận.

Tuồng cổ Ngọc Khanh - đoàn hát bội hiếm hoi ở Sài Gòn - Ảnh 3.

Nghệ sĩ ưu tú Ngọc Khanh là con gái của cố nghệ sĩ Ba Út, cô đã được tiếp xúc với nghề từ khi 9 tuổi.

Hát bội bây giờ không còn được chuộng như ngày xưa nữa, khán giả rồi họ cũng ít đi, không còn nhiều chỗ gọi đoàn đến hát. Nhiều khi cô phải cầm cố xe, bán đồ để có lương trả cho các anh em.

 Nghệ sĩ Ngọc Khanh chia sẻ về nỗi lo trong nghề

Tuồng cổ Ngọc Khanh - đoàn hát bội hiếm hoi ở Sài Gòn - Ảnh 5.

Chỗ ở của đoàn đa phần là những khoảng không gian trống ở các miểu đình, bất kể chỗ nào có thể tận dụng làm chỗ nghỉ

Hết mùa chầu thì lại chạy xe ôm, bán vé

Một mùa chầu chỉ kéo dài tầm 5 tháng bắt đầu từ cận tết và ra giêng, những tháng đó là đều có người gọi diễn cho các đình.

Mình diễn theo chầu thì qua tháng 5 là hết chầu rồi, lúc đó mỗi người lại trở về cuộc sống mưu sinh hàng ngày. Người thì chạy xe ôm, bán vé số, còn tui thì bán kẹo kéo.

Nghệ sĩ hát bội Minh Minh Tài (28 tuổi) chia sẻ về nghề tay trái của các anh em trong đoàn hát.

Tuồng cổ Ngọc Khanh - đoàn hát bội hiếm hoi ở Sài Gòn - Ảnh 7.

Anh Tài với nghề tay trái là hát kẹo kéo trong những lúc không có vai diễn

. Tùy vào vai mà phân tiền, đào kép chánh thì tầm 500 ngàn, rồi đến kép nhất kép nhì. Hai mẹ con cô đi hát một đêm được 700 ngàn rồi trừ cho tiền xe ôm tiêu pha chắc không còn nhiêu.

Cô Ngọc Hạnh (70 tuổi) với hơn 50 năm đi theo nghề chia sẻ

Cô cho hay gia đình có truyền thống hát bội đã bốn đời nay, cô theo cha hát từ khi mới lên năm, cô không được đi học và chỉ học tuồng bằng cách nghe và hát theo những người đi trước.

Tuồng cổ Ngọc Khanh - đoàn hát bội hiếm hoi ở Sài Gòn - Ảnh 9.

Cô Hạnh cùng con trai đều theo nghề hát bội

Tôi cũng biết là mình già rồi đó chứ, nhưng mà mình gắn bó với nó lâu vậy rồi bỏ sao đặng. Bao giờ còn đứng được trên sân khấu, khán giả còn vỗ tay thì tôi còn hát.

Cô Ngọc Hạnh nói về đi với mình suốt 65 năm qua.

Nhiều trở ngại là thế nhưng gia đình nghệ sĩ ưu tú Ngọc Khanh cũng có 3 người con theo nghề, cô khoe về cháu ngoại của cô ca rất hay. Và rằng những đồ đạc từ phông màn biểu diễn đến trang phục, trống kèn là do gia đình cô tự chuẩn bị chứ “tiền nào mà thuê cho đặng”.

Tuồng cổ Ngọc Khanh - đoàn hát bội hiếm hoi ở Sài Gòn - Ảnh 11.

Nghệ sĩ đoàn hát bội Ngọc Khanh

Phải những người tâm huyết lắm mới giữ và đi được với nghề. Nhiều khi đi diễn trời trở mưa gió chỗ ở không, mọi người trong đoàn đều phải trải bạt ra ngủ đại ở đâu đó không bị dột. Lắm lúc ấy chỉ mong cho qua đêm để sáng mai đi diễn, lên sân khấu rồi thì chẳng phải lo nghĩ về chỗ ăn chỗ ở nữa, với cái mê hát nó ngấm vào máu rồi!

Nghệ sĩ Minh Minh Tài chia sẻ.

Tuồng cổ Ngọc Khanh - đoàn hát bội hiếm hoi ở Sài Gòn - Ảnh 13.

Ngoài những lớp người cũ và nhiều năm lăn lộn với nghề đoàn hát còn có những gương mặt rất trẻ, được biết các em đều đi theo ba mẹ đến để học hát và diễn những vai phụ.

Tuồng cổ Ngọc Khanh - đoàn hát bội hiếm hoi ở Sài Gòn - Ảnh 14.

Nhiều gương mặt trẻ theo ba mẹ vào đoàn để học việc

Em đến đoàn phụ rồi học nghề với ba được 2 năm rồi, hôm nay em đóng vai quân sĩ cầm cờ. Ai cũng phải đi lên từ vai quân sĩ rồi từ từ mới lên ca làm tướng được. Em cũng mê lên sân khấu lắm thấy ở dưới người ta vỗ tay, quay phim chụp ảnh lại là em vui lắm.

Em Trương Lộc (14 tuổi) chia sẻ

Tuồng cổ Ngọc Khanh - đoàn hát bội hiếm hoi ở Sài Gòn - Ảnh 16.
Tuồng cổ Ngọc Khanh - đoàn hát bội hiếm hoi ở Sài Gòn - Ảnh 17.

Mỗi lần diễn, đoàn hát bội vẫn thu hút được sự quan tâm của nhiều khán giả trẻ tuổi và những người dân

Tuồng cổ Ngọc Khanh - đoàn hát bội hiếm hoi ở Sài Gòn - Ảnh 18.

Trao đổi về nguyện vọng trong tương lại cô Ngọc Khanh mong muốn: “Cô chỉ mong mình có sức khỏe nhiều show diễn, hát ở đâu cũng được ai gọi là mình đi chứ không dám chọn lọc để mình giữ được những người đó”.

VIỆT CHUNG                
Theo Tuổi Trẻ online